Áo dài – Di sản văn hóa độc đáo của người Việt

Áo dài là một phần Quốc hồn, Quốc túy của dân tôc Việt.

Tà ào dài là trang phục trang trọng không thể thiếu của phụ nữ Việt. Từ khi là nữ sinh, áo dài trắng là đồng phục gắn liền cùng màu phượng hồng rực rỡ. Ngày lên xe hoa, tà áo dài là trang phục các nàng dâu e ấp trong buổi lễ vu quy. Khi về già, áo dài vẫn xúng xính cùng con cháu trong buổi lễ mừng thọ. Không chỉ là trang phục, áo dài còn hiện thân cho văn hóa và tinh thần , niềm tự hào của dân tộc Việt. 

Áo dài phù hợp với nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau

Nguồn gốc của Áo dài Việt Nam

Theo dân gian, Áo dài truyền thống Việt Nam ra đời từ thế kỷ 17 và được bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân Giao lĩnh. Cho đến nay, vẫn giữ được đầy đủ sự tinh tế và truyền thống của nó. Áo dài được làm bằng vải lụa, tơ tằm, hoặc vải cotton, được thêu hoa văn và có những đường cắt sắc nét, tạo nên sự thanh lịch và tinh tế.

Áo dài bên áo tứ thân

Áo dài Việt Nam trong thơ ca, hội họa

Áo dài truyền thống Việt Nam không chỉ đẹp mà còn có những đặc điểm độc đáo như: dài và ôm sát cơ thể phụ nữ, tôn lên vẻ đẹp của đôi chân, giúp phụ nữ trông thêm cao và mảnh mai. Nó cũng thể hiện sự tinh tế và thanh lịch, giúp người phụ nữ trông thật duyên dáng và quyến rũ. Vì vậy, Áo dài truyền thống Việt Nam cũng là chủ đề được nhiều nhà thơ ca ngợi và đưa vào các tác phẩm của mình như: Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thiên Ân…Trong âm nhạc, tà áo dài tân thời cũng là cảm hứng cho sự ra đời hàng ngàn tác phẩm như: Áo dài ơi (Sỹ Luân), Em trong mắt tôi (Nguyễn Đức Cường), Áo dài Việt Nam (Nhung Sơn) Một thoáng quê hương (Diva Mỹ Linh)…

Trong hội họa, áo dài cũng là đề tài rất phổ biến. Nhiều nghệ sĩ đã để lại những tác phẩm tuyệt đẹp về người phụ nữ Việt Nam với trang phục áo dài duyên dáng như: “Chợ hoa Tết” của Bùi Xuân Phái, “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Hai thiếu nữ và em bé”của Tô Ngọc Vân” đều miêu tả vẻ đẹp và tinh tế của áo dài Việt Nam.

Áo dài làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ

Áo dài không những được coi như bảo vật của Quốc gia của Việt Nam ta mà còn được  yêu thích và trân trọng bởi nhiều Quốc gia trên thế giới.

Với vẻ đẹp tinh tế và sắc sảo, áo dài đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người nước ngoài. Người Pháp là một trong những người đầu tiên nhận ra vẻ đẹp của áo dài. Trong cuốn sách “L’Indochine”, nhà văn Henri Mouhot đã miêu tả áo dài như một “vũ khí lợi hại” của phụ nữ Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp yêu kiều và tinh tế.

Từ thập niên 90, áo dài đã được giới thiệu đến thế giới thông qua triển lãm tại Paris. Những bức ảnh của người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tạo mốt nổi tiếng. Nhà thiết kế Pháp Pierre Balmain cũng đã sử dụng áo dài làm nguồn cảm hứng cho các bộ trang phục của mình.

Áo dài cũng đã xuất hiện trên sàn diễn thời trang quốc tế. Nhiều nhà thiết kế nổi tiếng như Christian, Valentino, Gucci… đã sử dụng áo dài trong các bộ sưu tập của mình. Đặc biệt, nhà thiết kế người Việt Nam Lâm Gia Khang cũng đã giới thiệu bộ sưu tập áo dài truyền thống Việt Nam tại New York Fashion Week, tạo nên tiếng vang lớn trong giới thời trang thế giới.

Bộ sưu tập áo dài của NTK Lâm Gia Khang được gới thiệu tại New York Fashion Week

Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023), Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc và được ngành Giáo dục cũng như các ngành, các cấp trên địa bàn Lào Cai nhiệt tình hưởng ứng.

Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thướt ta, yêu kiều của các em, các cô, các mẹ trong những bộ sưu tập áo dài độc đáo của trường Tiểu học Thống Nhất – TP.Lào Cai nhé.

Đức Quảng-TH Thống Nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *